Khi con người cảm thấy căng thẳng quá mức, tuyến thượng thận sẽ giải phóng cortisol làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ăn có vị mặn, béo hoặc có đường. Tương tự với những lúc buồn chán, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ món mặn sẽ kích thích hệ thần kinh tưởng thưởng, làm gia tăng chỉ số dopamine khiến con người cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
Nếu mọi người luôn tìm đến món ăn mặn bất kỳ mỗi khi stress, có thể cơ thể đang cảnh báo về tình trạng căng thẳng mạn tính. Đáng chú ý, báo cáo nghiên cứu vào 2020 cho biết việc ăn đồ mặn nhiều sẽ khiến cơ thể thèm muối nhiều hơn, theo Verywell Health.
Muối đóng vai trò như một chất điện giải cho sinh hoạt con người hằng ngày. Khi cơ thể bị thiếu nước, các chất điện giải sẽ bị mất cân bằng, điều đó có thể dẫn đến thèm ăn món mặn hơn.
Ngoài ra, những người đổ mồ hôi nhiều do cơ địa hoặc vận động mạnh cũng xảy ra hiện tượng trên. Đây là phản ứng của cơ thể và não bộ nhằm cân bằng lại chất điện giải, rất cần thiết cho sức khỏe tổng quát của con người. Để tránh dẫn đến tình trạng trên, mọi người nên uống nước thường xuyên và sinh hoạt điều độ.
Thiếu ngủ làm gia tăng khả năng mọi người ăn khuya. Các chuyên gia cho biết việc giảm số giờ ngủ sẽ làm gia tăng sự thèm ăn đối với các món ăn có hàm lượng calo cao, bao gồm món mặn hoặc ngọt.
Khi cơ thể bị thiếu ngủ, các hormone sẽ báo hiệu cho não bộ nên “tự thưởng” một món ăn mặn.
Cơ thể bị thiếu ngủ, các hormone sẽ báo hiệu cho não bộ nên “tự thưởng” một món ăn mặn
Ảnh: AI
Triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) cho thấy những dấu hiệu về sinh lý lẫn tâm lý trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Các triệu chứng thường thấy bao gồm mất nước, thay đổi khẩu vị dẫn đến thèm ăn mặn hơn. Việc mất nước nhẹ trong triệu chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến hiện tượng trên.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy chứng thiếu máu do thiếu sắt (xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ sắt để tạo hồng cầu) sẽ dẫn đến việc bệnh nhân cảm giác thèm muối dữ dội.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến chứng thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm mất máu, bệnh thận và một số tình trạng sức khỏe khác. Ngoài những nguyên nhân kể trên, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng và tay chân lạnh.
Một vài bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đến hàm lượng natri trong cơ thể.
Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận) xảy ra khi tuyến thượng thận không sản sinh đủ lượng cortisol. Không có hormone trên, cơ thể sẽ nhanh chóng thiếu hụt natri, dẫn đến thèm ăn mặn hơn.
Hội chứng Bartter ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối và chất điện giải của thận, từ đó toàn bộ các dưỡng chất trên sẽ bị thải ra đường tiểu tiện. Các bệnh nhân mắc phải hội chứng trên sẽ luôn ở trong tình trạng thèm ăn mặn.
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến tuyến thượng thận (cơ quan sản xuất hormone cho quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch,…) có thể khiến bạn thèm ăn mặn. Bao gồm:
Chuyên gia khuyến cáo nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ngưng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây ra cảm giác thèm muối.
Chế độ ăn uống khuyến nghị mỗi người nên tiêu thụ ít hơn 2,3 g muối mỗi ngày. Đặc biệt, với đối tượng người lớn có tiền sử cao huyết áp, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ tầm 1,5 g muối hằng ngày để tránh mắc các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch và đột quỵ.
Để giảm thiểu muối trong bữa ăn hằng ngày, có một số mẹo nhỏ như sau: