Điều ít biết về một trong hai công trình ở Huế
laodong July 21, 2025 12:02 AM
Nằm đối diện Ngọ Môn và Kỳ Đài (Kinh thành Huế), Phu Văn Lâu không chỉ là một công trình kiến trúc cổ, mà còn là chứng nhân lịch sử ghi dấu những trang nghiêm của một triều đại phong kiến lẫy lừng.
Những năm đầu thời Gia Long, triều đình đã cho xây dựng một đình nhỏ để treo bảng thông báo gọi là Bảng Đình. Đến thời Minh Mạng, nhà vua đã định thể thức để nơi đây trở thành nơi công bố những chiếu thư quan trọng của nhà vua. Năm 1819, Bảng Đình được xây dựng lại khang trang hơn và được đổi tên thành Phu Văn Lâu.
Phu Văn Lâu có hai tầng, gồm hai bộ mái chồng lên nhau, dưới lớn trên nhỏ. Mái ngày xưa lợp ngói ống tráng men vàng (hoàng lưu ly) là loại ngói được dùng để lợp cho tất cả các cung điện nằm ở trục chính của Kinh thành.
Công trình có 16 cột gỗ tròn sơn màu đỏ đậm, mỗi cột nhà đều dựng trên một bệ đá thanh.
Từ tầng dưới đi lên tầng trên bằng một cầu thang bằng gỗ đặt ở góc phải, nhưng lối lên hiện nay đã được khóa lại.
Các hoa văn của Phu Văn Lâu.
Ở tầng trên, cả 4 mặt đều dựng đố bản, kiểu đố lụa khung tranh. Hai mặt trước và sau trổ cửa sổ tròn, hai mặt trái và phải trổ cửa sổ vuông, đối xứng nhau từng cặp.
Thiếu nữ xứ Huế trong trang phục Nhật bình check-in phía trước Phu Văn Lâu. Đây là một công trình thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chụp hình.
Dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ “khuynh cái hạ mã”, Đây là chỉ dấu cho những ai đi qua nơi đó phải “nghiêng lọng xuống ngựa” để tỏ lòng tôn kính những bậc hiền tài, những vị thầy đáng kính có công lao dạy dỗ học trò.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ vốn bằng đồng (nay là bê tông) hướng vào nhau.
Phu Văn Lâu tuy đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
© Copyright @2025 LIDEA. All Rights Reserved.